Đối với mực tươi
Bảo quản mực tươi khi không có tủ lạnh
Nếu không có tủ lạnh thì bạn nên cho mực vào túi hoặc bịch nylon rồi cho mực vào thùng đá đủ để phủ hết phần mực. Bằng cách này bạn có thể bảo quản mực được từ 8 - 10 giờ.
Để đạt hiệu quả tốt nhất bạn nên tạo một lỗ nhỏ ở dưới đáy thùng xốp để phần nước đá tan ra có thể chảy ra ngoài giúp mực tươi lâu hơn.
Bảo quản mực tươi bằng tủ lạnh
Nếu có tủ lạnh thì bạn có thể dễ dàng bảo quản mực tươi lâu hơn bằng cách cấp đông cho mực.
Đầu tiên bạn cần rửa sạch, bỏ hết phần ruột và da của phần mực cần bảo quản. Nếu chưa chế biến liền thì bạn không cần phải rửa với nước muối.
Sau đó cho mực vào các vật dụng chứa ít không khí như túi zip hoặc cho vào hộp đựng thực phẩm rồi cho vào tủ lạnh và bảo quản ở nhiệt độ dưới 5 độ C là được. Khi dùng bạn chỉ cần lấy ra và để ngoài không khí khoảng 25 - 20 phút là có thể chế biến.
Bảo quản mực tươi bằng cách cấp đông
Trước tiên bạn cũng cần phải sơ chế cho mực thật sạch bằng cách bỏ hết phần nội tạng và phần da (nếu cần) của mực, rửa lại với nước sạch (không cần rửa nước muối).
Sau đó cho pần mực vào túi nylon, túi zip hoặc túi cấp đông chuyên dụng. Nếu được, bạn nên hút chân không bên trong túi để không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của sản phẩm.
Cho túi mực vào ngăn đá của tủ lạnh hoặc tủ đông, nhiệt độ đảm bảo từ - 18 độ C trở xuống. Với phương phàp này, phần mực có thể sử dụng được trong vòng 4 - 5 tháng.
Lưu ý khi bảo quản mực tươi bằng cách cấp đông
- Bạn cần kiểm tra túi đựng mực trước khi cấp đông thực phẩm. Đảm bảo rằng túi không bị hở hoặc thủng, điều này có thể mực bị ngấm nước và ảnh hưởng đến chất lượng mực sau bảo quản.
- Khi tủ lạnh, tủ động bị mất điện hoặc không hoạt động, bạn không được mở ngăn đá của tủ lạnh hoặc tủ đông. Khi chúng hoạt động bình thường lại thì bạn mới mở tủ và kiểm tra lại nhiệt độ thích hợp.
- Khi chế biến mực được bảo quản đông lạnh thì bạn cần rã đông trước khi chế biến.
- Một khi đã rã đông để chế biến thì không được cấp đông lại một lần nữa vì có thể khiến cho thực phẩm bị nhiễm khuẩn và gây hại cho sức khỏe.
Đối với mực khô
Bảo quản mực khô khi không có tủ lạnh
Nếu như không có tủ lạnh, bạn có thể gói mực vào một tờ giấy báo rồi đặt chúng ở những nơi khô ráo và thoáng mát. Để không phát sinh ẩm mốc, cứ 3 tuần bạn đem ra phơi nắng một lần.
Khi phơi bạn cũng nên đặt khô ở những nơi khô ráo, sạch sẽ và nhiều nắng, tốt nhất là nắng gắt. Cách này có thể giúp bạn bảo quản mực khô được khoảng 4 tháng.
Bảo quản mực khô bằng tủ lạnh
Nếu có tủ lạnh thì bạn cho khô mực vào túi bóng rồi bảo quản ở nhiệt độ - 18 độ C (nếu muốn dùng lâu).
Bạn cũng có thể bảo quản ở ngăn mát bình thường nếu số lượng ít và có khả năng dùng hết trong vòng 1 - 3 ngày.
Lưu ý khi bảo quản mực khô
- Nếu phơi mực khô dưới trời nắng gắt thì bạn chỉ cần phơi từ 3 - 4 tiếng là có thể đem vào nhà và đặt ở nơi thoáng mát, khô ráo.
- Khi phơi không để chúng chồng lên nhau và cũng không để các thực phẩm phơi khô khác chồng lên phần khô mực. Vì làm vậy sẽ ảnh hưởng đến mùi vị vốn có của mực.
- Đối với bảo quản mực khô trong tủ lạnh, bạn cần phải giữ cho mực thật khô, không bị ướt để không ảnh hưởng đế chất lượng mực.
- Nếu bảo quản ở ngăn mát bạn nên để vào hũ đựng hay hộp đựng để tủ lạnh không bị ám mùi hay bị ảnh hưởng bởi các thực phẩm khác.
Khách hàng có nhu cầu trải nghiệm không gian, thư giản cuối tuần cùng gia đình và người thân .... Liên hệ Cabi Lagi Garden Resort. Hotline: 079 372 8687 để được tư vấn sớm nhất.